Anh Nguyễn Văn Tiến (Chương Mỹ, Hà Nội) cho biết, khi thấy con traiBảo An, 11 tháng tuổi quấy khóc, dụi mắt liên tục, mắt đỏ, có chấmvàng trong con ngươi, vợ chồng anh đã vội vã đưa con đến khám tại Bệnhviện mắt Trung ương vào ngày 12/10 vừa qua.
Tại đây, bác sĩ Nguyễn Thị Thu Thủy khám cho bé, dùng bút đèn pin soi, chẩn đoán mắttrái bị viêm giác mạc, sau đó kê đơn 2 lọ thuốc nhỏ mắt và hẹn 5ngày sau tái khám.
Tuy nhiên, dù nhỏ mắt theo đúng hướng dẫn nhưng mắt của bé vẫn khôngcó biểu hiện đỡ, trái lại ngày càng sưng.
![]() |
Mắt trái bé Bảo An sưng húp ngày tái khám.Ảnh: Gia đình cung cấp |
Đến ngày 17/10, gia đình anh Tiến đưa con đến Bệnh viện mắt Trungương tái khám như lịch hẹn. Trẻ được kết luận bị viêm nội nhãn - mộtbệnh lý cực kỳ nguy hiểm. Lúc này trong mắt bé đã đầy mủ, nguy cơphải loại bỏ mắt rất cao nên ngay lập tức được chuyển vào phòng cấpcứu.
Trải qua 3 lần phẫu thuật, vợ chồng anh bàng hoàng khi bác sĩ thông báo mắttrái của cháu bé đã hỏng hoàn toàn.
Phía gia đình cho rằng bác sĩ tắc trách, khám qua loa, năng lực hạnchế là nguyên nhân dẫn đến sự việc đáng tiếc trên và yêu cầu bệnhviện có giải thích thỏa đáng.
![]() |
Gia đình anh Tiến có đơn kiến nghị yêu cầu Bệnh viện Mắt Trung ương có giải thích thỏa đáng |
Bác sĩ Minh Anh, Trưởng phòng Kế hoạch Tổng hợp,Bệnh viện Mắt Trung ương, Hà Nội khẳng định không có chuyện bác sĩ chẩnđoán nhầm.
"Viêm giác mạc và viêm nội nhãn là 2 bệnh khác nhau, trong y văn cũng khôngquy định chẩn đoán phân biệt 2 bệnh này vì biểu hiện bệnh khác nhau. Viêm giácmạc là tổn thương bên ngoài còn viêm nội nhãn là tổn thương từ trongmắt", bác sĩ Minh Anh giải thích.
Theo bác sĩ Minh Anh, ban đầu bé Bảo An được bác sĩ Linh tại khoaĐáy mắt - màng bồ đào khám, tuy nhiên thấy cháu bé có tổn thương giácmạc - không thuộc lĩnh vực chuyên môn nên chuyển bệnh nhi sang phòng bácsĩ Thủy.
Phía bác sĩ Thủy khẳng định, thời điểm khám cho bé Bảo An chỉphát hiện tổn thương giác mạc, không thấy tổn thương nội nhãn. Nếu viêmnội nhãn ngay từ đầu thì việc chẩn đoán cũng không khó.
"Trường hợp bé Bảo An có thể 2 bệnh cùng diễn ra nhưng bệnh viêmnội nhãn đến sau, thời gian ủ bệnh rất ngắn chỉ 2-5 ngày. Những biểu hiện gia đình nhìn thấy là những biểuhiện bên ngoài giác mạc, còn nếu là viêm nội nhãn phải khám bác sĩchuyên khoa mới thấy được", bác sĩ Minh Anh nói thêm.
Anh Tiến cho rằng phản hồi từ phía bệnh viện như trên vẫn chưa thỏa đáng.
"Tại sao các bác sĩ ngay từ ban đầu không khám kĩ hơn, không dùng máy móc hỗ trợ để kiểm tra?", anh Tiến đặt câu hỏi. Anh cho biết, thời gian tới anh sẽ gửi đơn kiến nghị đến cấp cao hơn để có thể làm rõ nguyên nhân vụ việc.
Viêm nội nhãn là tình trạng viêm các tổ chức bên trong nhãn cầu, gây hoại tử, hình thành mủ. Nguyên nhân của bệnh do nấm (chiếm 75-80%), do vi khuẩn tụ cầu vàng, virut cúm, các loại vi khuẩn viêm màng não, E.coli... Đây là bệnh lý nhiễm khuẩn hết sức nặng nề, khoảng 20% bệnh nhân sẽ mất thị lực trầm trọng, 55% bệnh nhân đạt thị lực 1/10 hoặc kém hơn, chỉ có khoảng 5% bệnh nhân hồi phục thị lực từ 5/10 trở lên với điều kiện điều trị kịp thời. Bệnh nhân bị viêm nội nhãn có các triệu chứng như: nhìn mờ, đau nhức mắt, đỏ mắt, sợ áng sáng, sưng nề xung quanh, kết mạc cương tụ, mủ tụ võng mạc. Ngoài ra bệnh nhân có thể thấy mệt, sốt, mất ngủ, kém ăn. Ở giai đoạn đầu, viêm nội nhãn có thể không đau. Hầu hết bệnh nhân viêm nội nhãn đến khám khi bệnh đã rất nặng. Nếu chẩn đoán muộn thì dù có điều trị tốt cũng sẽ dẫn tới tổn hại thị lực nghiêm trọng thậm chí mù lòa. |
Thúy Hạnh
Trốn truy nã 20 năm, lên tivi nên… bị bắt" alt=""/>Bố mẹ đau đớn con bị mù sau khi mắt có chấm vàngTheo đại diện chuỗi bán lẻ CellphoneS, trong 3 tháng đầu năm 2020, doanh thu mỗi tháng của đơn vị này liên tục sụt giảm khoảng 20%. Đỉnh điểm của sự sút giảm doanh thu là vào tháng 3, khi dịch Covid-19 bắt đầu bùng phát tại nhiều nơi trên cả nước.
“Với mức sụt giảm doanh số này, hiện công ty đang gặp rất nhiều khó khăn. Mức độ thua lỗ dự kiến sẽ còn nghiêm trọng hơn trong thời gian tới nếu dịch bệnh chưa được kiểm soát.”, đại diện CellphoneS chia sẻ.
Nói về các khó khăn, đại diện một hệ thống bán lẻ khác là FPT Shop cho biết, gánh nặng lớn nhất vẫn là tiền thuê mặt bằng.
Đối với chi phí dành cho nhân viên, dù cửa hàng đóng cửa, đơn vị này vẫn đang cố gắng để không phải cắt giảm nhân sự bằng việc điều chỉnh ca kíp và thời gian làm việc. Điều này có thể tạm thời giải quyết do những chuỗi lớn như doanh nghiệp này luôn cần một lượng nhân viên nhất định để phục vụ nhu cầu bảo vệ hàng hoá và hỗ trợ giao hàng.
![]() |
Bán hàng online hiện là giải pháp hữu hiệu nhất giúp các chuỗi bán lẻ có thể sống sót qua mùa dịch Covid-19. |
Để hạn chế bớt thiệt hại, hầu hết các cửa hàng đều lựa chọn việc duy trì kênh bán hàng online như một cách để gỡ gạc chút vốn liếng.
Theo đại diện FPT Shop, doanh thu từ Ecommerce (thương mại điện tử) trong những ngày qua của hệ thống có sự tăng trưởng mạnh. Mức độ tăng trưởng về giao dịch hàng hoá online của doanh nghiệp này rơi vào khoảng 40% tại những khu vực phải tạm ngưng phục vụ khác hàng.
Nhận định về thị trường, doanh nghiệp này cho rằng, nhu cầu của khách hàng đối với các sản phẩm mobile, tablet và laptop vẫn rất lớn.
Thực tế cho thấy, bên cạnh lương thực thực phẩm, các mặt hàng thiết yếu với người dân trong mùa dịch là những sản phẩm đáp ứng được nhu cầu làm việc, giải trí, học tập tại nhà. Trong đó có thể kể tới các thiết bị di động, loa, tai nghe, webcam, SIM 4G hay các thiết bị mạng WiFi...
Dù nhiều cửa hàng đã đóng cửa, doanh số cũng như lượng truy cập, mức độ quan tâm của người dùng về các sản phẩm công nghệ vẫn đang tăng dần lên mỗi ngày.
Để đáp ứng nhu cầu đó, bán hàng online được xem là kênh phân phối duy nhất. Đây cũng chính là giải pháp tình thế để các nhà bán lẻ ngành hàng công nghệ có thể cầm cự và duy trì hoạt động của mình.
" alt=""/>Đóng cửa vì cách ly, ngành hàng công nghệ dựa vào bán hàng online để sống